Tiết Đông Chí truyền thống của đồng bào người Hoa.

Đông Chí (冬至) là một trong 24 tiết khí trong năm: “Đông” có nghĩa là mùa đông. Chữ “Chí” trong cụm từ “Đông Chí” có nghĩa là cực điểm, đỉnh điểm, Nhưng đỉnh điểm, cực điểm không phải là lạnh đến cực điểm mà là chỉ vị trí Trái đất xoay quanh Mặt trời, đến tiết Đông Chí, người dân sống ở Bắc bán cầu trong ngày Đông Chí sẽ thấy ban ngày có thời gian rất ngắn; đến sau Đông Chí thì ngày mới bắt đầu dài dần ra và ngược lại người dân ở Nam bán cầu sẽ có ngày rất dài.

Đây là một ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Quốc, theo sử sách ghi lại, vào thời phong kiến, đến ngày “Đông Chí”, vua quan sẽ cùng nhau thưởng thức âm nhạc trong vòng 5 ngày, còn trong các gia đình người dân, mọi người cũng sẽ cùng nhau diễn tấu các loại nhạc cụ để cùng chung vui. Thời nhà Chu (TQ), ngày “Đông Chí” cũng là ngày lành tháng tốt để vua chọn cử hành lễ tế trời. Thời nhà Hán, “Đông Chí” được gọi là “Đông Tiết”, thịnh hành tập tục tặng quà chúc mừng nhau (gọi là “bái đông”). Thời Ngụy Tấn, “Đông Chí” được gọi là “Á Tuế”, dân chúng thường tổ chức chúc mừng cha mẹ và các bậc trưởng bối. Từ thời nhà Tống trở đi, “Đông Chí” dần dần chuyển biến trở thành ngày cúng tế thần thánh và tổ tiên ông bà.

Cũng như Tết Nguyên Đán, Đoan Ngọ và Trung Thu có các món bánh đặc trưng của mình như bánh tổ, bánh ú, bánh Trung Thu, ngày tết Đông Chí cũng có món ăn đặc trưng của mình, đó chính là món “chè trôi nước”. Đây là món ăn được cho rằng liên quan đến tích truyện người con gái hiếu thảo trong “sự tích chè trôi nước” với ý nghĩa “đoàn viên”.

Tại Việt Nam do yếu tố di dân nên người Hoa khi di cư đến vùng đất mới thường đem theo cả những phong tục tập quán của mình, và “Tiết Đông Chí” cũng được người Hoa mang đến vùng đất mới. Khác với các tập tục nguyên gốc vốn có của ngày lễ, khi đến định cư tại các vùng đất mới, người Hoa thường có xu hướng kết hợp với các đặc điểm của vùng đất mới mà gia giảm các tập tục nguyên gốc của ngày lễ truyền thống để nó trở nên phù hợp hơn với cộng đồng xã hội mới mà mình đang sinh sống. Chính vì vậy, ngày “tết Đông Chí” đã có nhiều biến đổi khác so với nguyên gốc của nó và chỉ còn thịnh hành là ngày cúng tế tổ tiên, ông bà; món ăn chính thức trong ngày này vẫn là món “chè trôi nước” với ý nghĩa “đoàn viên, đoàn tụ”.

Tới ngày Đông Chí, các gia đình người Hoa thường chuẩn bị cỗ bàn để cúng tế thần và ông bà tổ tiên của mình; nhưng trong không khí náo nhiệt này lại có một nhóm bà con lại không hề tổ chức cúng tế và ăn món chè trôi nước truyền thống, họ là ai và tại sao lại như vậy? Đó chính là bà con người Hoa họ Phùng (gốc gác tại huyện Hạc Sơn tỉnh Quảng Đông TQ), do trong quá khứ xa xưa, có một cô gái họ Phùng nghèo khó phải đi làm người ở cho một gia đình họ Tăng, gia đình nhà chủ này khá khắt khe và kiêng cữ trong cuộc sống hàng ngày nhất là vào các dịp lễ tết trong năm; có một lần vào dịp tết Đông Chí, trong lúc dọn cỗ bàn cúng tế, người con gái họ Phùng này lỡ tay làm rơi một đĩa thức ăn, nhà chủ nổi giận và đánh đập cô đến chết, hành vi tàn ác của gia đình nhà chủ này đã gây nên lòng căm phẫn của bà con họ Phùng và họ đã tuyên bố từ đó về sau sẽ không tổ chức mừng ngày tết Đông Chí để nhớ đến mối ân thù của cô gái bị đánh chết chỉ vì một chuyện nhỏ nhặt. Đây cũng là một điểm đáng buồn trong ngày tết mang ý nghĩa đoàn viên này nhỉ....
ST.

Luận về sao Đào Hoa

Luận về sao Đào Hoa

Vậy xuất xứ của sao Đào Hoa ở đâu? Khoa Tử Bình ghi rõ tên Đào hoa tinh theo niên chi là Dần Ngọ Tuất mà gặp nguyệt chi, nhật chi hay thời chi có Mão; niên chi Hợi Mão Mùi gặp các chi kia là Tí; niên chi Thân Tí Thìn gặp các chi kia là Dậu; niên chi Tỵ Dậu Sửu gặp các chi kia là Ngọ. Theo Tử Bình thì một lá số có thể nhiều sao Đào Hoa. Tỉ dụ niên chi Ngọ gặp tháng Mão, ngày Mão chẳng hạn.

Đào Hoa mà khoa Tử Vi Việt vẫn dùng cũng căn cứ vào niên chi rồi theo các cung Tí Ngọ Mão Dậu mà an, nếu niên chi Dần thì an Đào Hoa tại Mão, niên chi Tỵ thì an Đào Hoa ở Ngọ…

Theo sách vở Trung Quốc mang cái tên "hàm trì" (tên khác của Đào Hoa) nó đựơc tính theo vòng Tướng Tinh cùng mười hai sao như vòng Thái Tuế vòng Trường Sinh và Lộc Tồn.

Theo vòng Tướng Tinh thì "Hàm Trì" bao giờ cũng vào bốn cung Tí Ngọ Mão Dậu chắc cổ nhân Thái Âm đã không dùng vòng Tướng Tinh mà chỉ chọn ra sao Đào hoa cùng với sao Hoa Cái.

Vòng Tướng Tinh gồm có: Tướng Tinh, Phan An, Tuế Dịch, Tức Thần, Hoa Cái, Kiếp Sát, Tai Sát, Thiên Sát, Chỉ Bối, Hàm Trì, Nguyệt Sát, Vong Thần.

Chọn ra thấy dản lược hơn, những sao kia hơi thừa. Những sao này sẽ luận sau. Trở lại sao Đào Hoa, sách Tử Vi Đẩu Số Tinh Diệu Tổng Đàm viết: "Hàm Trì là sao thuộc vòng Tướng Tinh, tính theo hàng chi của năm, sao này cũng có lưu niên nữa, trường hợp "Hàm Trì" trên lá số lại gặp lưu niên Hàm Trì thì ảnh hưởng tăng cường.

Hàm Trì là sao của sắc tình. Nó không nên đi cùng sao Mộc Dục gây ra sự việc vì sắc tình mà hao tốn phiền lụy. Hàm Trì đi với Tham Lang thành ra cách "Phiếm thủy đào hoa" con người ăn chơi bả lả. Trong khi khoa Tử Vi Việt thì Tham Lang đóng cung Tí không gặp Đào Hoa cũng kể như "phiếm thủy đào hoa"

Nguyên cục hay lưu niên sao Hàm Trì không nên gặp Vũ Khúc, Hóa Kị hoặc Văn Xương Hóa Kị đưa đến tình trạng người phối ngẫu bất trung.

Các sách Tử Vi Việt giảng rằng: Đào Hoa thuộc Mộc chủ về sự hoan lạc đa tình mà không nên hiện lên khi vận về già chuyển ra buồn thương. Đào Hoa lúc trẻ là đỗ đạt, đám cưới, lúc già là bệnh tật chia ly và đám tang.

Đào Hoa cần Hồng Loan. Đào Hồng vào cung Quan Lộc hanh thông trên hoạn lộ hoặc trên cuộc phấn đấu gầy dựng cơ nghiêp.

Đào Hồng gặp Nhật Nguyệt đa tình phong lưu. Đào Hồng gặp Không Kiếp Đà Kình khó khăn trên duyên tình không muộn vợ muộn chồng thì cũng hai đời chồng vợ.

Đào Hồng đứng với Địa Kiếp dễ bị đắm thuyền và dễ vào vòng tình lụy. Đào Hồng gặp văn tinh thì ra văn nhân tài tử. Đào Hồng đóng cung Thiên Di xuất ngoại lập nghiệp.

Hạn có Đào Hồng Hỉ Riêu thì vương vấn tình. Đào Hoa đứng với Thiên Riêu Đà La Hóa Kị vào số nữ là người đàn bà dâm loạn khó toàn danh tiết.

Những câu phú về Đào Hồng:

– Đào Hồng ngộ Thiên Cơ, đoãn vi sảo họa

(Thiên Cơ gặp Đào Hồng, có hoa tay nhiều năng khiếu nghệ thuật)

– Lãng lý Đào Hoa gia Địa Kiếp tam canh tư tưởng giai nhân

(Đào Hoa Địa Kiếp như hoa đào trôi trên sóng, luôn luôn tơ tưởng tình ái, số trai ăn chơi số gái lẳng lơ)

– Đào Hoa ngộ Phi Liêm, Nguyễn Tịch tấn triều vi túy khách

(Sao Đào Hoa đứng với Phi Liêm Nguyễn Tịch lúc nào cũng say khướt)

– Đào Hoa thủ Mệnh quả thê

(Đào Hoa thủ Mệnh thường xa vợ hoặc hai đời vợ)

– Thân hữu Đào Hồng kiêm Thai Tọa nhi công danh khả tất

(Cung Thân có Đào Hồng Thai Tọa sớm muộn rồi cũng công thành danh toại)

– Đào Hoa phùng Thiên Mã túng khách vô môi?

(Đào Hoa gặp sao Thiên Mã không mối lái cũng theo người?)

– "Đào Tang ở Mệnh cung sau trước

Gái lẳng lơ nhỡ bước cầu ô"

– "Đào Riêu số gái ai hay

Chồng ra khỏi cửa dắt tay trai vào"

– "Thiên Nguyệt Đức gặp Đào tinh

Trai lấy gái đẹp, vợ lành chồng sang"

– "Khéo nghề kim chỉ vá may

Hồng Đào Tấu Vũ ở đầy Mệnh cung"

– Mệnh Đào Thân lại Hồng Loan

Vận phùng Thái Tuế khả hoàn thấy chi

– "Đào Hồng Thai Hỉ trong ngoài

Ngoài gia Binh Tướng gái trai ngang tàng"

– "Đào Hồng cùng Thiên Hình tụ hội

Gái tiết trinh hiền nội tề gia"

– "Quan cung hỉ ngộ Đào Hồng

Thiên Di tối kị Không Kiếp lâm vào"

– "Thai tinh lại gặp Đào Hoa

Tiền dâm hậu thú mới ra vợ chồng"

– Vợ chồng viễn phối tha hương

Đào Hồng len lỏi vào hàng Thiên Di

– "Kìa nữ mệnh xem tường sau trước

Tử Phá Tham hội ước đa dâm

Thêm Đào Hoa ắt gian truân

Duyên may khó sớm dự phần phượng loan"

– "Tham Đào số nữ thường dâm loạn

Ở hãm cung hãy đoán cho tường

Tí Ngọ Mão Dậu ấy phường

Nếu có Tuần Triệt lại phường đoan trinh"

– "Mệnh Đào Thân lại Hồng Loan

Hạn phùng Tuế Kiếp phụng hoàng rẽ duyên"

– "Sao Tả Hữu đồng cung gặp gỡ

Mệnh Đào Hoa trước dở sau hay."

– "Đào Hoa Thai Hỉ trong cung

Phá Quân Tướng Phục chiếm xung ở ngoài

Có chị em gái theo trai

Say mê đến nổi hoang thai bỏ mình"

(Đây nói về cung bào huynh)

– "Trong thời Tướng Phá Phục Binh

Ngoài thì Hoa Cái liên minh Đào Hồng

Bản cung đối chiếu tinh tường

Anh em có kẻ tư thông hẳn là"

(đây là cung bào)

– "Phu Đào Kị Kiếp Khốc Hư

Hại chồng mưu kế dễ hầu biết sao."

– "Đào Hoa nhi nữ dâm tàng

Tử Phủ nhi nữ lại làng đồng lương"

(Đào Hoa vào cung tử tức có gặp Không Kiếp Riêu Hình hoặc các hung sát tinh thì con cái mới dâm tàng, nếu không thì Đào Hoa thành đông con và con cái đẹp xinh)

– "Nô cung Hoa Cái Đào Hồng

Cùng với Phụ Bật chiếu vào cho nên

Chính thê thứ thiếp tiền duyên

Khác nào giây cát sánh bên cõi cù"

– "Đào Hoa Nô lại tương phùng

Vong phu mắc tiếng bất trung ưu phiền"

– "Cung Quan mà gặp Đào Hồng

Thiếu niên đã thỏa tang bồng chí trai"

– "Đào Hồng lại gặp Quí Ân

Cô dì để lại có phần phong lưu"

(Cung Điền Trạch có Hồng Đào, Ấn Quang, Thiên Quí được hưởng tiền bạc của người thân để lại cho)

– "Đào Hồng Tang ngộ sao Thai

Tôn thân có kẻ tính bài loạn phong"

(Nói về cung Phúc Đức thấy những sao trên)

– "Đào Thai hội hợp chớ vương

Phúc cung có gái tìm đường gió trăng"

– "Đào Hồng Hoa Cái nhập môn

Ắt rằng có gái đẹp khôn khác thường"

(Những sao này xuất hiện tại cung Phúc Đức)

Khi luận về Đào Hoa Riêu Hỉ Mộc Dục đừng nên có thái độ võ đoán hễ cứ thấy chúng là chê, là xua tay lắc đầu. Quân tử có hai loại chân quân tử và ngụy quân tử thì tiểu nhân cũng có hai loại chân tiểu nhân và giả tiểu nhân. Bởi vậy Đào Hoa Thiên Riêu hay Hoa Cái Mộc Dục còn phải tham bán tìm hiểu coi xem là chân hay giả đã.

Tham bán tìm hiểu cùng với các sao khác, tham bán với cung Phu, cung Tử và cung Phúc Đức. Tỉ dụ câu phú: Cự Cơ Mão Dậu chung vi phá đãng. Số nữ thủ mệnh Cự Cơ cung Mão Dậu sớm muộn cũng thành con người phá đãng là tại sao? Tại vì cung Phúc Đức có sao Thiên Lương hãm ở Tỵ Hợi. Nếu như Cự Cơ Mão Dậu còn kèm theo Đào Hoa Thiên Riêu hoặc Đào Hoa Mộc Dục nữa thì tính phá đãng tăng gấp bội.

Tường luận Phong thủy Minh Đường

Tường luận Phong thủy Minh Đường

Nói về Minh Đường, công đường Thiên tử, hướng minh mà cai trị, là nơi trăm quan tụ hội để đánh giá công việc, chỗ thiên hạ hướng về triều cống vậy. Nhà Địa lý lấy đất ở phía trước huyệt mượn danh xưng hô chỗ này, cũng lấy chỗ Sơn tụ Thủy quy, từ đó có tên gọi là Minh Đường vậy.
Nhưng chỗ nói Minh Đường là có hai loại: Nội Minh Đường, Ngoại Minh Đường, còn xưng là Đại Tiểu Minh Đường. Cả hai không thể hợp lại thành một mà luận. Lưu Thị nói: "Phàm thế sơn đến chậm, kết huyệt bình thường, Long Hổ ôm quanh, gần trước mặt Án, thì mới luận là Nội Minh đường. Nội Minh đường không thể quá rộng, quá rộng gần như mênh mông, mênh mông thì không tàng phong; lại không thể quá hẹp, quá hẹp thì khí co quặp, co quặp thì huyệt không hiển quý. Rộng hẹp cần phải phù hợp, phạm vi thích hợp, không ẩm thấp, không nghiêng lệch, không chảy róc rách như tiếng nước suối, không có núi tròn ôm ở bên trong, không sinh đá xấu, thì sẽ là Nội Minh đường tốt vậy.




Phàm thế sơn đến cấp bách, buông xuống kết huyệt, Long Hổ cùng Huyệt trèo lên nhau, xa ở phía trước Án, thì mới đương luận là Ngoại Minh Đường. Ngoại Minh Đường tất hai bên phải mở rộng, không thể chật hẹp, bốn bên là núi, một chút cũng không có trống khuyết. Lại thấy nước ở bên ngoài quanh co uốn khúc, xa xa hướng tới, mới là Ngoại Minh đường tốt vậy. Xưa nói đất đại phú quý, tất là phải kết Nội Ngoại Minh đường. Nội Minh đường phải đoàn tụ, không nên quá rộng; Ngoại Minh đường phải mở rộng, không nên áp bức chật hẹp.

Bởi do Nội đường rộng thì khí không dung tụ, Ngoại đường hẹp thì Cục không sáng, cho nên 《 Long Tử kinh 》 viết: "Thân thủ sờ được Án, tiền thuế thiên vạn quán." Chỗ này luận Minh Đường là yếu khẩn vậy. 《 Minh Đường kinh 》 nói: "Minh đường vuông rộng, khả chứa vạn mã, lăng tẩm Vương hầu, hùng bá thiên hạ. Cưỡi nghìn bầy lập, quay về tụ tập. Tướng tướng công phụ, phong hầu truyền tập. Phẳng như đá mài, hoặc như đáy nồi, số chứa trăm người, nền mộ công tướng." Chỗ này là luận Ngoại Minh đường phải rông thoáng vậy. Nếu không, thì Ngoại Minh đường sao lấy ở thân thủ dò Án? Mà Nội Minh đường sao dùng để chứa vạn mã chứ! Cho nên 《 Ngô Công bí quyết 》 nói: "Nội Ngoại Minh Đường phân hai bàn, Nội nên đoàn tụ Ngoại nên mở. Nhị đường có đủ Tam Dương tú, đất này phải biết có đại quan." Là hết sức xác luận vậy.



Thế nhân không hiểu khẩu quyết minh sư, không biết biện Nội Ngoại Minh đường, đa số là tham cục đại đường, hoặc ở thuyết vạn mã, một mực lấy rộng rãi là quý, tham đường xu thế, mà không biết Nội đường trống rộng, không chứa chân khí, sao mà có kết? Cho nên phàm là huyệt đẹp, tất cần phải có Nội đường đoàn tụ ở bên trong Long Hổ, thu thập nguyên thần. Hoặc có thấp nhỏ gần Án, hoặc có Sa vượt cản ngang qua, lấy đóng buộc nội khí, tiếp đó bên ngoài lại có mở rộng Minh đường, bày ra cảnh đẹp ở đằng xa, chính là toàn mỹ. Chỗ này Nội Ngoại Minh đường không thể không phân biệt.
Ngoài thế Cục lớn nhỏ, lúc này lấy Long luận. Như Long đến trăm dặm, tự làm kết huyệt có quy mô trăm dặm; Long đến nghìn dặm, tự có kết lấy khí tượng nghìn dặm. Long nho nhỏ, kết cục tất nhỏ, không thể tham đại thế cục. Liêu Kim Tinh viết: "Đế đô sơn thủy tất tụ lớn, tụ giữa là thành thị. Phần trạch nên ở chỗ giữa tụ nhỏ, tiêu tức đoạt thần công." Nói chung chỗ rộng rãi Minh Đường phải nhỏ hẹp, chỗ nhỏ hẹp Minh đường phải rộng rãi. Cổ nhân lập ngôn, đều có chỗ chỉ. Như Dương Công có ghi: "Xuất nhập ngắn nhỏ lượng khí hẹp, chỉ qua Minh Đường có Án sơn." Ngô Công cũng nói "Minh đường nhỏ hẹp người ngu ngoan." Mà xem vật Chúc Công lại nói: "Đếm ngoài mười dặm xa triều sơn, mờ mờ ảo ảo giữa cánh đồng, gần Án lại không đường khí tán, thiên trọng thanh tú cũng không nhàn." Lương Nhược Khê lại nói: "Xung quanh phải trái tự về có tình, Long đến rơi huyệt cũng phân minh. Thủy dài không Án Minh đường rộng, về sau con cháu sinh kế khuynh." Chư Công sao tự có mâu thuẫn chứ? Ai không biết đều có chỗ chỉ, không thể chấp nhất, phải biết khảo sát biến thông mà biện. Đến như Huyệt thấp gần Đường mà lại là túi tụ, sau an táng chủ liền phát ngay ban đầu. Hoặc là Huyệt cao xa Đường, dẫu là chân Long huyệt, cũng khó mà phát việt. Duy chỉ có chân kết, cũng không trói kỵ. Liêu Công nói: "Nếu như Huyệt cao xa Minh Đường, chỉ cần có vòng thành. Bởi vậy chớ liền nghi ngờ, Long ở thì là chân."



Nói chung Minh Đường phải ngay ngắn bằng phẳng, mở thông, đoàn tụ. Triều về ôm quanh là cát, chảy xiết cuồn cuộn, nghiêng lệch, phá hư, tắc nghẽn, phản nghịch là hung. Tất cả hình tượng, chớ có câu nệ, duy chỉ có lấy hữu tình với ta, thì là quý vậy. 《 Minh Đường kinh 》 nói: "Tà xảo chính vụng, khó có ưu khuyết. Hữu tình với ta, đó là Chân Huyệt." Không dễ luận vậy. Nhiều sách vở ghi lại không đồng nhất, như 《 Sưu Thủy kinh 》 Minh Đường 180 dạng, 《 Tiết Thiên cơ 》 đường khí 81 biến cách, đều vụn vặt phân tán, chỉ là rườm rà. Nay tham khảo đính chính lại, lấy chân thiết thực để định thức, được cát hung đều có 9 cách. 

1, Minh Đường cát cách phàm có 9 loại:


(1), Giao tỏa Minh Đường, Chu mật Minh Đường, Nhiễu bão Minh Đường (Hình ở trên: Thứ tự từ bên trái sang phải)
Giao tỏa Minh Đường (明堂), là hai bên Sa cắt đóng đan xen ở giữa Minh Đường vậy. 《 Kinh 》 nói: "Minh đường phải như cái vỏ bọc, nối trái nối phải mới là quý. Hoặc như chân núi cùng đồng ruộng, chỗ cản như vậy thật đáng vui." Lại nói: "Nhiều thủy hội tụ là Minh Đường, tả hữu giao nha tỏa chân khí. Minh Đường như vậy mới là chân, tỏa kết giao nha thành khả quý." Chỗ này là Đường cực cát, chủ quý hiển cự phú. Chu mật Minh Đường ( 周密明堂), là xung quanh ôm bọc kiên cố mà không có tiết lậu ra vậy. Bởi vì Đường khí chu mật, thì sinh khí tự tụ. Dương Công nói: "Minh Đường tích thủy như tích máu, trong Đường tránh gió như tránh tặc. Chớ làm không khuyết bị gió thổi, chớ làm trượt răng gặp thủy cướp." Cho nên Minh đường lấy chu mật là quý. Nếu có lõm khuyết, thì không phải chu mật vậy. La Thành chu mật cũng cát. Nhiễu bão Minh đường (绕抱明堂), là Đường khí ôm quanh, khiến cho toàn thân bờ thủy ôm lượn bao quanh, thật đúng khả thủ. Cho nên viết: "Nội Đường ôm quanh, phát việt cực tốc; Ngoại Đường ôm quanh, phú quý lâu dài." Dương Công nói: "Minh Đường ôm quanh uốn khúc giống như sợi dây thừng, cuộn quanh hướng về trước huyệt cong vào bên trong. Nước uốn cong quay quanh vào trong, ôm lấy trước ặt như cây cung."





(2), Dung tụ Minh Đường, Bình thản Minh Đường, Triều tiến Minh Đường (Hình ở trên: Thứ tự từ bên trái sang phải)
Dung tụ Minh Đường (融聚明堂), nước Minh đường dung tụ vào trong như chứa vào cái túi, là cực quý. Bốc thị nói: "Thủy tụ Thiên tâm, ai không biết sẽ là phú quý?" Dương Công nói: "Minh Đường như lòng bàn tay, nhà giàu chứa vạn kim." Lại nói: "Minh Đường như đáy nồi, phú quý người khó bì." Nói chung đều là nước chứa tụ vậy. Bình thản Minh Đường (平坦明堂), là ở giữa Minh Đường ngay ngắn thông suốt, mà trên dưới không có tạp loạn cản trở vậy. Minh đường như vậy là cực cát. Dương Công nói: "Xem Minh đường chỗ tụ Chân khí, bên trong Minh đường phải bằng phẳng thoải mái." 《 Minh Đường kinh 》 nói: "Bằng phẳng như viên đá mài, là di tích Tướng công." Triều tiến Minh Đường (明堂), là hướng thủy đặc biệt, mênh mông vạn khoảnh hướng vào Huyệt vậy. Đường này rất cát, chủ quan quận cự phú, điền viên nghìn khoảnh, nhân thần tôn quý, vàng bạc đầy nhà. Mà còn chủ dễ phát tài lộc, triều bần mộ phú. Nước nguồn từ cao chảy về ruộng đồng, tầng tầng lớp lớp vào huyệt là rất cát.





(3), Quảng tụ Minh Đường, Khoan sướng Minh Đường, Đại hội Minh Đường (Hình ở trên: Thứ tự từ bên trái sang phải)
Quảng tụ Minh Đường (广聚明堂), là nơi chúng sơn chúng thủy hội tụ vậy.  Táng Thư  nói: "Như ôm vạn báu mà yến tiệc, như có vạn thiện mà thanh khiết." Lại nói: "Như xem mà có." Đều là nói bên trong Minh Đường trăm vật đều có đủ, Minh Đường này là rất quý vậy. Như Sơn minh Thủy tú, như Triều hải củng thần là hợp cách. 
Khoan sướng Minh Đường (宽畅明堂), là nói ở giữa Minh Đường mở rộng thông thoáng, không chật hẹp, không bế tắc vậy. Đường này rất quý, cấp thiết không thể rộng rãi như cánh đồng trống thoáng xung quanh không kiên gọi là Khoan sướng. Phải có Sa thấp giao kết, hoặc thấp bằng gần cửa Án để tụ nội khí, hoặc nước chứa tụ là chân. 
Đại hội Minh Đường (大会明堂), các Long to lớn, các thủy quy đường, như vạn nước triều cống, như trăm vua đến triều, cho nên gọi là Đại hội vậy. Chủ quý đến Vương hầu, giàu đến địch quốc. 
Dương Công nói: "Tứ Long đại hội, tất có đại địa." Cũng cần phải có trăm núi từ hơn trăm dặm tiến đến, đến hội tụ đầy đủ mới là đúng. Chỗ này cùng Quảng tụ là khác nhau, Quảng tụ, duy chỉ có Sơn Thủy đoàn tụ trùng điệp mà thôi, mà không có các Long to lớn vậy.
Bên trên là Minh Đường cát cách, sao chỉ có chỗ này à? Chỉ lấy vài loại điển hình mà thôi. Nói chung loại Minh Đường cát cách, ở lúc mắt thấy, hình thế tự nhiên khả ái, khí tượng tự nhiên khả quan. Chỗ《 Táng Thư 》 nói "Thiên quang phát tân, triều hải củng Thần", chỗ này là vi diệu vậy.


2, Minh Đường hung cách phàm có 9 loại:


(1), Kiếp sát Minh Đường (杀明堂)
(Hình ở trên: Thứ tự từ bên trái sang phải)
Kiếp Sát, là ở giữa Minh Đường có Sa, hình mũi nhọn xuôi theo dòng nước, hoặc bắn vào bên trong huyệt vậy. Phàm có loại này đều là không thể dùng. Bởi vì Minh Đường là nơi các Thủy hội tụ, phải bằng phẳng ngay ngắn. Nếu có Sa nhọn thuận theo dòng nước, thì chủ thoái tài, ly hương, lính chết. Như mũi nhọn bắn vào Huyệt, thì chủ hình sát, chết trận, chết bất ngờ, cực hung. Ngô Công nói: "Kiếp Sát chiếu phá không có đất, thuận thủy bắn thẳng không né được. Nếu như mũi nhọn bắn thẳng đến trong huyệt, ngỗ nghịch hình ngục nên thiết kỵ."
(2), Phản bối Minh Đường (反背明堂)
Phản bối Minh Đường, giống như phản nghịch vậy. Lúc huyệt gặp hình thế như cây cung ôm quanh bên thân, mà đột phản quay lưng phản nghịch, sao lại là hung chứ? Chủ nghịch thê ảo tử, nô tỳ làm trái, trăm sự không thành, họa đâu chỉ có nhà suy cửa rụng chứ!
(3), Trất tắc Minh Đường (窒塞明堂)
Trất tắc, Là nói ở bên trong Minh đường có núi cản trở bế tắc mà không lưu thông vậy. Chủ xuất người ngu độn. Dương Công nói: "Xuất người thấp bé khoang dung hẹp, chỉ vì Minh Đường có Án sơn." Ngô Công nói: "Minh Đường tắc, người hung ngoan." Bởi vì phía trước huyệt cần thông suốt. Nếu như có gò đất làm bế tắc phía trước, nếu không ngu độn, thì chủ sinh khó, tật mắt, làm con nuôi. Nếu có hai cung cùng đến, ở giữa trong một gò đất, chủ anh em bất nghĩa. Cũng có đất quý, có gò đất phía trước bịt lại, cả đời cảm thấy văn minh thong thả.





(4), Khuynh đảo Minh Đường (倾倒明堂)
Khuynh đảo, Là nói thủy trút hết vào Minh Đường, Long Hổ thuận theo mà đi vậy. Đường này rất là tổn hại. Đoạn quyết nói: "Minh Đường khuynh đảo, chớ nói huyệt tốt." Liêu thị nói: "Nếu như Đường khuynh không rơi tụ, có huyệt chung phải bỏ." Cho nên Khuynh đảo Minh Đường, dù cho có Long huyệt, cũng nên bỏ đi. Đổng thị nói: "Minh Đường đệ nhất sợ Khuynh đảo, Sa có khuynh đảo theo nước đi. Mua hết điền viên chảy ra ngoài, lại chủ con cháu đa yểu thọ."
(5), Bức trách Minh Đường (逼窄明堂)
Bức trách, Chính là Án áp bức trước huyệt, kề gần Đường co hẹp lại vậy. Nếu chân Long huyệt, chỉ có thể tiểu khang. Cũng chủ xuất người ngu độn hung ngoan, không có chân tay vậy. Dương Công nói: "Minh Đường bức hẹp người hung ngoan." Liêu thị nói: "Bức hẹp sinh người tất ngu xuẩn, hèn hạ lại kham lận.
(6), Thiên trắc Minh Đường (偏侧明堂)
Thiên trắc, Chính là thế Đường nghiêng lệch, thiên về một bên, bên cao bên thấp mà không bằng phẳng vậy. Liêu thị nói: "Thế bên sườn nghiêng về một phía, vợ con không đoàn viên. Nghiêng tà là theo qua bên huyệt, họa theo đuôi hàng năm."









Bàn Về Thương Quan Cách

Thương Quan do nhật can sinh ra can trái âm dương với nhật can, như nhật chủ Giáp lấy Đinh làm Thương Quan. Theo các sách xuất bản hiện nay...